Đã bao giờ trong công việc và cuộc sống bạn
cảm thấy nghi ngờ và lo lắng về lời nói của người đối diện chưa ? Nếu câu trả
lời là đã từng thì tôi tin đó là những lúc bạn cảm thấy rất khó xử. Nhưng nói
dối và sự thật là hai mặt hoàn toàn trái ngược vậy nên có rất nhiều điểm khác
biệt.
Dưới đây là những dấu hiệu mà bạn cần đặt
trọng tâm nếu muốn phát hiện ai đó đang nói dối hay nói thật.
Ngôn ngữ cơ thể
Về ngôn ngữ cơ thể, bạn có thể quan sát lòng
bàn tay của người đang nói. Một người nói thật sẽ ngửa lòng bàn tay khi nói,
lúc này cơ thể họ đang ở trạng thái mở, họ sẵn sàng cho người khác biết mình
đang nghĩ gì, ý kiến ra sao. Còn người nói dối thông thường sẽ úp lòng bàn tay
xuống (lúc này cơ thể họ đang ở trạng thái đóng, họ không muốn tiết lộ sự thật
mình đang che dấu).
Cử động mắt không phù hợp
Theo NLP (Neuro Linguistic Programming),
đôi mắt là sự phản chiếu của các hoạt động đang diễn ra trong bộ não tại thời
điểm hiện tại. Cụ thể hơn, khi chúng ta ngước mắt lên đỉnh trái, đó là lúc
chúng ta đang xây dựng 1 hình ảnh mới trong não bộ. Còn khi chúng ta ngước mắt
lên đỉnh phải, đó là lúc chúng ta đang hồi tưởng lại hình ảnh trong quá khứ.
Đó là nếu một người nói thật, anh ta sẽ ngước
mắt lên đỉnh phải để hồi tưởng lại những hình ảnh đã có trong đầu. Còn khi anh
ta nói mà ngước mắt lên đỉnh trái là lúc anh ta đang tưởng tượng ra những câu
chuyện khác để nói.
Mâu thuẫn trong câu chuyện
Nếu một người nói dối, câu chuyện của anh ta
sẽ thay đổi một chút sau mỗi lần tường thuật lại. Anh ta sẽ quên 1 vài từ, 1
vài chi tiết, thay vào đó anh ta sẽ thêm thắt hoặc ăn bớt những chi tiết đó.
Dấu hiệu này bạn rất hay gặp trong đời thực khi mà trong
đầu chúng ta thường thắc mắc “Rõ ràng hôm nọ nó nói với mình là ABC cơ mà, thế
mà hôm nay nó lại nói với mình là XYZ”.
Lo lắng
Hầu hết những người nói dối đều cảm thấy lo lắng. Cái
cường độ lo lắng cũng phụ thuộc vào cấp độ dối trá trong câu chuyện đó đến đâu.
Bên cạnh sự lo lắng, người nói dối cũng hay để ý đến tâm trạng người khác xem
đã tin mình nói chưa. Nếu đang nghi ngờ ai đó nói dối, hay ‘khoan’ vào những
vấn đề khiến người đó cảm thấy lo lắng. Việc này sẽ khiến kẻ dối trá kia sớm
hiện nguyên hình.
Lảng tránh chuyện hay chủ
đề nào đó
Một người muốn dấu diếm thứ gì đó sẽ lảng tránh chủ đề
hoặc chuyện họ không muốn nói tới. Đó là bởi vì họ chưa nghĩ ra phương án để
giải quyết cho việc đó. Sau khi nghĩ ra phương án, có thể lúc đó họ mới quay
trở lại chủ đề khi nãy. Thế nên, nếu muốn đọc vị ai đó, hãy tiếp tục nói về chủ
đề đó theo cách trực tiếp lẫn gián tiếp.
Trên đây là một số phương pháp giúp bạn nhận biết được đối
phương đang nói dối hay thật lòng. Một khi kết hợp được những yếu tố trên trong
cuộc sống, bạn sẽ sớm “đọc vị” được bất cứ ai, không kể trong chuyện cua gái,
quan hệ vợ chồng, mà còn cả trong công việc và cuộc sống hiện tại nữa.