Những truyền thuyết về thứ 6 ngày 13 được lưu truyền từ đời này sang đời khác trên thế giới khiến nhiều người khiếp sợ.
Nguồn gốc của thứ 6 ngày 13
Theo quan niệm của người phương Tây thì thứ 6 là ngày xấu nhất trong tuần và ngày 13 là ngày xấu nhất trong tháng, vì vậy nên khi hai điều đó kết hợp với nhau, thứ 6 ngày 13 đã tạo nên một nỗi sợ hãi lớn. Người ta thậm chí còn đặt hẳn cho hội chứng sợ thứ 6 ngày 13 một cái tên, đó là "paraskevidekatriaphobia", trong đó "paraskevi" là thứ 6, "dekatria" là số 13 và "phobia" là nỗi sợ hãi (theo tiếng Hy Lạp).
Bằng toán học, người ta đã chứng minh được rằng một năm bất kì có ít nhất một thứ 6 ngày 13 và nhiều nhất là ba ngày. Một năm có ba thứ 6 ngày 13 khi và chỉ khi ngày đầu năm là thứ 5 (đối với năm không nhuận) hoặc Chủ nhật (đối với năm nhuận).
Từ thời cổ đại, trong nhiều nền văn hóa, người ta đã coi con số 13 là một con số đem đến xui xẻo và chết chóc. Việc người ta “kì thị” con số này thể hiện ở rất nhiều việc như những tòa cao ốc không có tầng 13, các bệnh viện không có phòng số 13, các sân bay không có cổng đón khách số 13, trên các máy bay không có ghế ngồi số 13, ca bin số 13 cũng không xuất hiện trên tàu thủy. Một lý do được đưa ra để lý giải cho điều này là việc số 13 đứng ngay sau số 12, một con số được coi là đẹp và hoàn hảo. Vì vậy mà chúng ta có 12 tháng trong năm, 12 cung hoàng đạo, 12 con giáp, 12 vị thần của Olympus, 12 sứ mệnh của Hercules, 12 tông đồ của Jesus…
Ngày thứ 6 cũng “chịu tiếng xấu” khi xuất hiện trong rất nhiều truyền thuyết. Adam và Eve bị đuổi khỏi vườn địa đàng vào ngày thứ 6, sau khi nếm thử Trái Cấm. Trận Đại hồng thủy Chúa dùng để trừng phạt loài người xảy ra vào thứ 6, ngôi đền của Solomon bị hủy diệt vào ngày thứ 6, và không thể không kể đến, ngày Chúa Jesus bị đóng đinh vào cây thánh giá cũng chính là ngày thứ 6.
Thủy thủ là những người cực kì mê tín trong vấn đề này, họ thường không ra khơi vào ngày thứ Sáu. Theo một số các truyền thuyết hư cấu, Hải quân Hoàng gia Anh đã đưa một chiếc thuyền (có tên H.M.S Thứ Sáu) vào hoạt động vào năm những năm 1800 để trấn an sự sợ hãi. Hải quân đã chọn ra khơi vào ngày thứ Sáu, khai trương chiếc thuyền vào ngày thứ Sáu, và thậm chí chọn cả vị thuyền trưởng tên là Jame's Friday để điều hành con tàu. Sau đó, vào một sáng thứ Sáu, con tàu khởi hành chuyến đi đầu tiên của nó... và mất tích mãi mãi.
Một số nhà sử học còn ám chỉ rằng việc một số người Thiên chúa không tin vào thứ Sáu có liên quan đến sự đàn áp Nhà thờ Thiên chúa của những kẻ ngoại đạo và phụ nữ. Theo lịch La Mã, thứ Sáu được hiến dâng cho thần Vệ Nữ, nữ thần tình yêu. Khi người Nauy lựa chọn lịch, họ đặt tên ngày thứ Sáu theo tên Frigg hay Freya, nữ thần liên quan đến tình yêu và tình dục. Tất cả những đặc điểm nữ tính mạnh mẽ này đã từng gây ra sự đe dọa đối với Đạo Cơ Đốc nơi mà nam chiếm ưu thế, vì vậy Nhà thờ Thiên chúa đã bêu xấu ngày được đặt tên theo họ.
Sự miêu tả này có thể chiếm một phần trong nỗi sợ số 13. Người ta nói rằng Frigg thường tham gia tổ chức của Hội Phù thủy, thông thường là một nhóm có 12 phù thủy, như vậy cả Frigg là 13. Quan niệm này có lẽ xuất phát cả từ chính bản thân Nhà thờ Thiên chúa. Chúng ta không thể tìm ra được nguồn gốc chính xác của các câu chuyện truyền miệng. Một truyền thuyết Thiên chúa cũng tin rằng số 13 là con số tội lỗi bởi vì nó biểu thị một tập hợp gồm 12 mụ phù thủy và 1 con quỷ.
Một số các bằng chứng về con số 13 liên hệ với văn hóa cổ Bắc Âu. Trong thần thoại Bắc Âu, người anh hùng Balder đã bị chúa Loki - người đã lẻn vào bữa tiệc có 12 người, làm con số tăng lên 13 - giết trong bữa đại tiệc. Theo Dossey, tác giả cuốn Holiday Folklore, Phobias and Fun: "Balder chết và cả Trái Đất chìm trong bóng tối và tang tóc. Đó là một ngày đen đủi, bất hạnh." Câu chuyện này, cùng với Bữa Ăn Tối Cuối Cùng, dẫn đến một niềm tin vào con số 13 đen đủi: Bạn không bao giờ nên ngồi vào bữa ăn có 13 người.
Một truyền thuyết khác là câu chuyện về thứ Sáu ngày 13 tồi tệ xảy ra vào thời Trung Cổ. Vào thứ Sáu ngày 13 năm 1306, Vua King của Pháp đã tống giam những Hiệp sỹ được tôn kính Templar và tra tấn họ, đánh dấu cho ngày của Quỷ dữ.
Cả thứ Sáu và ngày 13 đều đã từng liên hệ chặt chẽ đến những hình phạt về sinh mạng. Theo tục lệ cũ của Anh, thứ Sáu là ngày theo tập quán để thi hành hình phạt treo cổ, và người ta đã từng nói rằng người bị án treo cổ phải bước 13 bước để đến bên dây thòng lọng.
Ở các nước phương Tây, từ xa xưa thứ Sáu được coi là ngày thiếu may mắn nhất trong tuần. Còn hiện nay thì sao? Có nhiều bằng chứng cho thấy, đây là ngày thường xảy ra những chuyện rủi ro.
Các chuyên gia của nhiều công ty bảo hiểm, nơi lưu giữ các số liệu về những vụ tai nạn, quả quyết rằng thứ Sáu chính là ngày xảy ra nhiều thảm kịch nhất trong tuần. Còn theo khảo sát của một câu lạc bộ lái xe tại Đức, số vụ tai nạn giao thông trong ngày này tăng tới 60% so với thông thường. Và không chỉ người Cơ đốc mà cả các tín đồ Hồi giáo cũng tin vào sự kém may mắn của ngày thứ Sáu, do vậy phần lớn họ không thích làm việc gì quan trọng vào ngày này.
Con tàu Apollo 13 được phóng vào 13h13 ngày 11/4/1970 để thực hiện sứ mệnh đổ bộ lên Mặt Trăng lần thứ ba. Tổng của hai số cuối trong ngày, tháng, năm khởi hành của nó (4-11-70) là 13 (4+1+1+7+0 = 13). Tàu hứng chịu một vụ nổ vào ngày 13/4/1970 (không phải thứ Sáu) và phi hành đoàn buộc phải quay trở về Trái Đất.
Butch Cassidy, một trong những tên cướp nhà băng và tàu hỏa khét tiếng nhất nước Mỹ, chào đời vào thứ sáu ngày 13/4/1866.
Tổng thống Franklin D. Roosevelt của Mỹ không bao giờ đi đâu vào ngày 13 của mọi tháng và cũng chẳng bao giờ tiếp 13 khách trong một bữa tiệc. Thiên tài quân sự Napoleon Bonaparte và tổng thống Herbert Hoover (Mỹ) cũng sợ con số 13.
Woodrow Wilson, vị tổng thống lãnh đạo nước Mỹ trong Thế chiến thứ nhất, coi 13 là con số may mắn của ông dù thực tế chứng minh điều ngược lại. Ông tới Normandy (Pháp) vào ngày 13/12/1918 để đàm phán hòa bình để rồi trở về với một bản hiệp ước mà quốc hội không thông qua. Trước đó thủy thủ đoàn khuyên ông lùi ngày cập bến nước Pháp nhưng ông không đồng ý. Sau đó Woodrow Wilson đi khắp nước Mỹ để kêu gọi người dân ủng hộ hiệp ước, nhưng suýt mất mạng vì đột quỵ trên đường đi.
Nhà văn Mark Twain từng là vị khách thứ 13 trong một bữa tiệc. Một người bạn khuyên ông không nên đi. Mark Twain làm theo và sau đó giải thích với bạn bè như sau: "Thật không may, họ chỉ có đủ thức ăn cho 12 người".
Khoa học lý giải
Giống như nhiều niềm tin của con người, nỗi sợ hãi thứ Sáu ngày 13 không căn cứ vào logic khoa học. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là hầu hết những người tin rằng thứ Sáu ngày 13 là ngày đen đủi không đưa ra lí do để lý giải cho sự sợ hãi của mình. Nó giống như mê tín dị đoan, những người sợ thứ Sáu ngày 13 cảm thấy sợ chỉ đơn giản là sợ, không bởi vì một lí do cụ thể nào cả.
Chúc bạn vui vẻ trong hôm nay - thứ 6 ngày 13 đầu tiên của năm 2015.
Nỗi sợ liên quan nhiều hơn đến những kinh nghiệm cá nhân. Người ta học được từ thuở bé rằng thứ Sáu ngày 13 là ngày đen đủi, vì bất kì lí do gì, và tìm kiếm lí do để giải thích rằng những câu chuyện là đúng. Lí do đưa ra tất nhiên là không thuyết phục. Nếu bạn bị đụng xe vào thứ Sáu ngày 13, mất ví, hoặc làm đổ cà phê, có lẽ bạn sẽ có ác cảm về ngày đó. Nhưng nếu bạn nghĩ về nó, thì những việc không may, dù lớn hay nhỏ, luôn xảy ra trong cuộc sống. Nếu bạn cố tìm ra những điều xui xẻo vào thứ Sáu ngày 13 chắc bạn sẽ tìm ra một vài trường hợp.
Richard Wiseman, nhà tâm lý học tại Đại học Hertfordshire ở Hatfield, Anh, cho rằng những người luôn coi mình đen đủi thì cũng dễ tin vào những điều may rủi. Wiseman tìm thấy 1/4 trong số hơn 2.000 người được phỏng vấn cho rằng con số 13 mang lại rủi ro. Họ luôn bồn chồn, lo lắng vào những thứ Sáu ngày 13, và vì vậy dễ gặp tai nạn hơn. Nói theo cách khác, nỗi lo thứ Sáu ngày 13 chính là nguyên nhân làm hỏng việc của họ.
Wiseman khuyên rằng: "Mọi người nên nhận ra rằng họ hoàn toàn có thể tạo ra chính vận may hay vận rủi cho mình. Họ nên nghĩ đến những điều may mắn như những sự kiện vui vẻ trong cuộc sống, nhớ lại những điều tốt đẹp đã xảy ra và chuẩn bị sẵn sàng để kiểm soát tương lai".
Những thảm họa kinh hoàng trong thứ 6 ngày 13
Không phải ngẫu nhiên mà thứ sáu ngày 13 luôn được coi là ngày đen tối nhất trong năm và ám ảnh hàng tỷ người trên khắp thế giới. Trong lịch sử, có nhiều thảm họa kinh hoàng rơi vào ngày “tử thần” này.